Ý NGHĨA LỊCH SỬ VĂN HÓA THỜ RỒNG Ở VIỆT NAM

Năm 2024 là năm Giáp Thìn mạng Phù Đăng Hỏa, ngọn nến thắp trên điện thờ có Sinh cung Tốn, Phi cung Chấn, tượng quẻ Lôi Phong Hằng và Phong Lôi Ích, nhắc nhở mọi người hãy làm việc có ích cho đời một cách bền vững để non sông gấm vóc Việt Nam muôn đời phát triển bền vững.

Ngày đăng: 18-01-2024

246 lượt xem

* Với cộng đồng người Việt Nam, hình tượng Rồng luôn gắn liền với tín ngưỡng của người Việt. Rồng được coi là tổ tiên của người Việt Nam, các cụ hay nói người Việt ta là con Rồng cháu tiên. Rồng là Linh vật đứng đẦU trong tứ linh (Long Lân Quy Phụng), được coi là vị Vua.

* Rồng được xuất hiện rõ nét nhất vào thời nhà Lý, Rồng thời Trần thừa kế yếu tố cơ bản của thời nhà Lý. Đến thời hậu Lê thì có thay đổi hẳn về hình dáng, có mào lửa ngược ra sau, móng sắc nhọn. Vì vậy hình tượng Rồng rất ăn sâu vào trong tiềm thức và tâm linh của người Việt.

* Tượng Rồng trong kinh dịch: Kinh là sách, dịch là biến, trong Kinh dịch có bất dịch, giao dịch và biến dịch dạy cho con người bản năng sống, cách giao tiếp, cách thay đổi cuộc sống cho phù hợp với vũ trụ quan và thế giới quan, để tạo cho mình có cách sống nhân sinh quan hoàn hảo. Rồng được hiện trong các hào từ của quẻ bát thuần Càn.

Hào 1: Tiềm Long,

Hào 2: Hiện Long

Hào 3: Hoạt Long

Hào 4: Thăng Long

Hào 5: Thiên Long

Hào 6: Tàng Long. Vì thế tổ tiên ta ngày xưa đặt tên thủ đô Hà Nội là Thăng Long

* Rồng còn tượng trưng cho quẻ Chấn (Lôi) được ví như tia chớp sáng trên trời, tiếng nổ ngân vang mà cả xã hội được nghe thấy, nó biểu hiện như “Sấm động Nam vang”.

*** Trong 12 địa chi thì Rồng thuộc Thìn, là cuối Xuân đầu Hạ, mùa Xuân thuộc hóa Lộc, mùa Hạ thuộc hóa Quyền trong tứ hóa của Tử Vi, nói lên được quan điểm của vật chất và ý thức, hành động ( vậy chất Thìn, hành động Tị). Rồng rắn lên mây trong địa lý Thìn Tốn Tị cùng ở Đông Nam, Thìn tượng Rồng, Thìn tượng thờ cúng, Tốn tựa mây trời, Thìn Tốn Tị là Rồng Rắn lên mây, Thìn là sao Thiên La, khi nói đến Rồng Thiên La là sấm chớp (Chấn), mọi người phải nghe và tuân theo về phương pháp tổ hợp của ngũ hành.

Rồng thuộc dương Thổ.

Tam hợp lục xung của Thìn là Thủy.

Nhị hợp là Kim.

Tam hội là Mộc.

Như vậy Rồng hay được trang trí ở những nơi thờ tự (thuộc hỏa – thuộc Tị) là đủ ngũ hành. Vì vậy thời hậu Lê đổi Rồng có mào lửa cho đủ ngũ hành.

Nguyễn Hồng Quang

Chủ nhiệm bộ môn Văn Hóa Phương Đông

Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người.

 

Ngày Thứ 7 (20/01/2024) => xem tại Phong Thủy Ngày Tết và Năm Giáp Thìn 2024


 

 

BỘ MÔN VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG DỊCH HỌC ỨNG DỤNG

Website: dichhocungdung.com

FB: https://www.facebook.com/dichhocungdung

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha