Cốt bát nhang là cầu nối giữa thế giới hiện tại và cõi âm, nơi linh hồn của gia tiên hoặc thần linh trú ngụ. Khi thực hiện nghi lễ thắp hương, cầu khấn, người cúng đang "nói chuyện" với người đã khuất thông qua cốt bát nhang.
Ngày đăng: 18-09-2024
607 lượt xem
Cốt bát nhang là gì? Nên làm cốt bát nhang như thế nào cho hợp lý! Bao sái bát nhang là gì?
1. Cốt bát nhang:
2. Bát nhang gia tiên:
3. Bát nhang bà cô ông mãnh:
4. Bát nhang Thần linh/Thần Tài Thổ Địa:
5. Ý nghĩa tâm linh của cốt bát nhang trong thờ cúng:
6. Nên lập cốt bát nhang như thế nào cho hợp lý:
6.1 Theo thông tục dân gian thì cốt bát nhang được lựa chọn vật phẩm thiêng liêng: Khi lập cốt bát nhang, người ta thường dùng thất bảo, ngũ sắc gồm vàng, bạc, ngọc, san hô, mã não, hổ phách, và đá quý. Thất bảo mang ý nghĩa cầu mong phú quý, bình an và may mắn, các loại tro tàn từ rơm rạ sạch, không qua ô nhiễm. Nên tránh những vật phẩm không thiêng liêng hoặc thiếu chuẩn mực trong thờ cúng.
6.2 Theo phương pháp của Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Quang: lập cốt bát nhang bằng lập trình ma trận kinh dịch kỹ thuật số để tổ hợp sóng năng lượng giúp kết nối tâm linh với thần linh, gia tiên tứ linh, bà cô ông mãnh….. khi cầu nguyện…..
7. Hướng dẫn cách lập cốt bát nhang mới:
7.1 Cách thờ:
- Tùy điều kiện và phong tục tập quán mỗi vùng miền. Theo quan điểm của tôi (Hồng Quang) thì một bàn thờ/kệ thờ có 1 bát nhang hoặc 3 bát nhang
- 3 bát nhang gồm: tính từ người đứng thấp nhang nhìn vào bàn thờ thì vị trí được đặt như sau:
Bên trái Thần Linh / Ở giữa Bà Cô Ông Mãnh /Bên phải Gia Tiên
7.2 Bát nhang:
- Bát nhang ở giữa Bà Cô Ông Mãnh là to nhất
- Bát nhang Thần Linh, Gia Tiên nhỏ hơn 1 chút
- Bát nhang mới mua về nên rửa sạch và lau sạch bằng rượu trắng
- Chuẩn bị cốt bát nhang được gói lại cẩn thận và bọc giấy bạc (chống cháy cốt) sao đó đỗ tro vào, nén tro (dùng lưng bàn tay nén) nén vừa phải hoặc đỗ thêm rượu trắng vào để dễ nén nhằm giúp khi cắm nhang được thuận tiện không bị nghiên, đỗ nhang.
- Nếu dùng bát nhang cũ chưa có cốt thì bỏ hết tro cũ và chân nhang cũ đốt bỏ đi. Lau sạch bằng rượu và sử dụng lại để cốt bát nhang vào
7.3 Thấp nhang và vật phẩm cúng:
- Thấp nhang mỗi bát nhang gồm 3 nén nhang thấp trong vòng 7 ngày liên tục.
- Cúng nước mỗi ngày thay nước khi thấp nhang
- Trái cây (ít nhiều tùy gia đình, loại nào cũng được). Cúng liên tục 7 ngày nếu trái cây héo thì thay trái cây khác
- Cúng hoa trong 7 ngày, nếu héo thì thay hoa khác
7.4 Lời khấn:
Khi làm cốt bát nhang mới thì khấn và thông báo ngày cúng là ngày thứ 1, 2, ....thứ 7 gia đình con xin lập cốt bát nhang thờ cúng Gia Tiên, Thần Linh.....
- Khấn Gia tiên: con xin đức gia tiên tứ linh, hôm này là ngày con tên là.... con xin.....
- Khấn Bà Cô Ông Mãnh: con xin đức ông hoàng bà hoàng bản mệnh, con xin Đức cửu huyền thất tổ về phù hộ cho.....
- Khấn Thần Linh: con xin Thần Linh ngự trị trên mãnh đất này, phù hộ cho con.....
- Khấn Thần tài thổ địa: con xin khấn thần tài thổ địa....
8. Bao sái bát nhang hàng tháng hoặc cuối năm:
- Bao sái bát nhang: là chọn các ngày mùng 5, 14, 23 âm lịch ta rút chân nhang ra, để lại 7 cây, đặt đúng đầu nhang, chân nhang cắm xuống dưới.
- Bao sái bát nhang khi bát nhang đầy và dơ thì ta thay hoặc mỗi năm làm như vậy, tháng nào cũng được.
LƯU Ý:
- Khi đổi nhà thì rút bỏ hết cát (tro), nhang. Chỉ giữ lại cốt bát nhang và bát nhang.
Nếu các bạn còn thắc mắc hoặc chưa rõ thì hãy liên hệ nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Quang (0919.998.990) là trưởng Bộ Môn Văn Hóa Phương Đông - Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người để được giải đáp nhe!
Dịch học ứng dụng có cung cấp cốt bát nhang: Bà Cô Ông Mãnh, Gia Tiên, Thần Linh....nếu các bạn có nhu cầu hãy liên hệ chúng tôi!
Tham khảo thêm bài viết về tổ mối: https://dichhocungdung.com/chia-se/khi-xuat-hien-to-moi-tren-ngoi-mo-thi-do-la-diem-tot-hay-xau.html
#cotbatnhang
#dichhoc
#kinhdich
BỘ MÔN VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG DỊCH HỌC ỨNG DỤNG
Website: dichhocungdung.com
FB: https://www.facebook.com/dichhocungdung
Gửi bình luận của bạn