Quả Lắc Trong Chẩn Bệnh Theo Châm Cứu Học
Ngày đăng: 08-08-2018
1,643 lượt xem
Theo học thuyết về kinh lạc của môn Châm cứu học thì: Mỗi đường kinh (Meridian) đều có kinh khí lưu chuyển trong đó và nơi mà kinh khí tập trung mạnh và nhiều nhất (của mỗi đường kinh ) là huyệt NGUYÊN. Vì vậy khảo sát huyệt Nguyên có thể biết được trạng thái kinh khí trong mỗi đường kinh đó ra sao
HUYỆT NGUYÊN |
Đường Kinh Tương ứng |
Thái uyên |
Phế |
Hợp cốc |
Đại trường |
Xung dương |
Vị |
Thái bạch |
Tỳ |
Thần môn |
Tâm |
Uyển cốt |
Tiểu trường |
Thái khê |
Thận |
Kinh cốt |
Bàng quang |
Dương trì |
Tam tiêu |
Đại lăng |
Tâm bào |
Khâu khư |
Đởm |
Thái xung |
Can |
Dùng quả lắc đặt ngay trên vị trí huyệt Nguyên cần khảo sát hoặc cũng có thể dò tìm trên tất cả 12 huyệt Nguyên nếu không nắm vững phải dò tìm ở đâu.
Nếu quả lắc quay:
Thuận chiều kim đồng hồ: đường kinh đó đang ở trạng thái bình thường.
Ngược chiều kim đồng hồ: đường kinh đó đang bị bế tắc (bị bệnh).
Lắc ngang : đường kinh đó đang có xáo trộn (rối loạn kinh khí, rối loạn năng lượng...).
Sự liên hệ cụ thể từng trạng thái bệnh lý với sự chuyển động của quả lắc như thế nào (thí dụ : Tim suy, quả lắc sẽ quay ra sao? - Tim lớn quả lắc chuyển động như thế nào?...) là điều còn phải nghiên cứu, thống kê... cụ thể hơn.
Khi kiểm tra huyệt Thái uyên (huyệt Nguyên của đường kinh Phế) thấy quả lắc xoay thuận theo chiều kim đồng hồ, cho biết đường kinh Phế của người đó bình thường, kinh khí ở đường kinh Phế lưu thông tốt.
Khi kiểm tra huyệt Thần môn (huyệt Nguyên của đường kinh Tâm ) thấy quả lắc quay ngược chiều kim đồng hồ cho biết đường kinh Tâm của người đó đang có vấn đề: kinh khí lưu chuyển trong đường kinh Tâm của người đó bị ngăn trở (bể tắc...).
Đối với các đường kinh khác cũng như vậy...
Trích từ tài liệu cảm xạ học: Thầy Hoàng Duy Tân
Xem thêm thông tin về khóa học cảm xạ học tại: CẢM XẠ HỌC
BỘ MÔN VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG DỊCH HỌC ỨNG DỤNG
Website: dichhocungdung.com
FB: https://www.facebook.com/dichhocungdung
Gửi bình luận của bạn